BrainBOS – ‘vũ khí’ tăng trưởng mùa Covid
BrainBOS – ‘vũ khí’ tăng trưởng mùa Covid
Nhà lãnh đạo xuất sắc luôn dựa vào hệ thống quản lý và công cụ đo lường để quản trị doanh nghiệp. Đại dịch Covid-19 kéo dài đã khiến hàng loạt doanh nghiệp lao đao, thậm chí phá sản.
Bài toán đặt ra cho các CEO là phải mạnh dạn tái cấu trúc doanh nghiệp, ứng dụng các giải pháp quản trị tiên tiến để vượt qua khủng hoảng. Tuy nhiên, việc tìm kiếm và lựa chọn một mô hình quản trị mang tính ứng dụng cao, phù hợp với từng doanh nghiệp không hề đơn giản.
Và, điều cần đặc biệt lưu ý là mô hình ấy phải đảm bảo hai yếu tố: kích thích tăng trưởng, hướng tới sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.
Tìm được “vũ khí” giúp doanh nghiệp tăng trưởng là việc không dễ. Ảnh minh họa: IT |
BrainBOS (Brain Business Operating System) là mô hình quản trị tiên tiến với 7 yếu tố then chốt tạo nên giá trị của một doanh nghiệp: Tầm nhìn, Cấu trúc, Sản phẩm, Con người, Hệ thống, Thực thi, Văn hóa. Nếu như Tầm nhìn được ví như mái nhà thì Văn hóa chính là nền móng.
Nhà muốn vững phải có các trụ đỡ. Cấu trúc, Sản phẩm, Con người, Hệ thống, Thực thi chính là 5 trụ đỡ kiên cố tạo nên Ngôi nhà quản trị BrainBOS.
Theo ông Nguyễn Thanh Tân – Chủ tịch HĐQT BrainGroup, đơn vị sở hữu độc quyền mô hình quản trị BrainBOS, nếu kiến tạo thành công ngôi nhà này thì chuyện “sếp đi chơi, việc vẫn chạy” sẽ không còn là khẩu hiệu hay niềm mơ ước của các CEO.
Cũng theo ông Nguyễn Thanh Tân, doanh nghiệp muốn áp dụng thành công mô hình kinh doanh tăng trưởng BrainBOS thì phải bắt đầu từ việc xây dựng tầm nhìn trong 5 năm, gồm sứ mệnh, tầm nhìn, giá trị cốt lõi, triết lý kinh doanh, mục tiêu. Hơn ai hết, doanh nghiệp phải biết sứ mệnh của mình là gì; mình sẽ đi đâu về đâu trong tương lai; giá trị cốt lõi mà mình luôn theo đuổi là gì; trong 5 năm tới mình phải đạt tới con số nào về doanh thu, thị phần, lợi nhuận, quy mô…
Sau việc xây dựng tầm nhìn là quá trình tái cấu trúc doanh nghiệp. Cụ thể là hàng loạt việc cần làm như rà soát – hoàn thiện cơ cấu tổ chức, chức năng – nhiệm vụ của từng bộ phận chức năng, định biên nhân sự, mô tả công việc của từng vị trí chức danh.
Với trụ Sản phẩm, công việc cần làm được “đóng gói” bằng quy trình 8 bước: xây dựng quy trình phát triển sản phẩm, nghiên cứu thị trường, phân khúc khách hàng, định vị thương hiệu, phát triển sản phẩm, định giá sản phẩm, xây dựng chiến lược phân phối, xây dựng chiến lược truyền thông. Với trụ Con người, cái khó nhất vẫn là tuyển đúng người, giao đúng việc. Mà muốn vậy thì phải xây dựng hệ thống đánh giá năng lực.
Tiếp theo là việc hoàn thiện trụ Hệ thống với hàng loạt công cụ như KPI, Lương 3P, AOP… rồi xây dựng bộ máy thực thi – kiểm soát và cuối cùng là xây dựng văn hóa doanh nghiệp.
Bằng kinh nghiệm tư vấn triển khai cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, ông Tân khuyến cáo, trong suốt quá trình xây dựng Ngôi nhà quản trị BrainBOS, doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến việc thực thi và kiểm soát chiến lược, mục tiêu.
Ông lý giải: “Rất nhiều doanh nghiệp xây dựng chiến lược bài bản, chi tiết, nhưng cuối cùng vẫn không đạt được mục tiêu đề ra. Lý do là thiếu đội ngũ thực thi và kiểm soát. Doanh nghiệp nào cũng vậy, nếu thiếu hai đội ngũ này thì mọi kế hoạch chỉ mãi là kế hoạch mà thôi”. Thực thi thần tốc, kiểm soát chặt chẽ và thường xuyên cũng là điều ông Tân nhấn mạnh.
Với mô hình quản trị BrainBOS, BrainMark và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm thực tiễn sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp trong 5 năm, cam kết tăng trưởng bằng số trong 3 năm. Đây cũng được xem là ưu thế vượt trội của BrainMark khi triển khai mô hình kinh doanh tăng trưởng BrainBOS.
Theo các chuyên gia quản trị, cái khó luôn ló cái khôn. Để chiến thắng Covid-19 và từng bước phục hồi sức khỏe của doanh nghiệp, việc ứng dụng một mô hình quản trị phù hợp, tiên tiến chính là lựa chọn khôn ngoan của mỗi CEO trong giai đoạn hiện nay.
Gia Khiêm
Nguồn: Doanhnhantrevn.vn
Link bài viết: https://doanhnhantrevn.vn/brainbos-vu-khi-tang-truong-mua-covid-183977.html