BrainMark > AOP THỜI CHUYỂN ĐỔI SỐ

AOP THỜI CHUYỂN ĐỔI SỐ

Tháng 10-11 hằng năm được xem là “mùa AOP”. Việc chuẩn bị kế hoạch cho năm kinh doanh tiếp theo luôn đòi hỏi sự tập trung và quyết liệt của mỗi doanh nghiệp. Bởi không có kế hoạch chính là kế hoạch cho sự thất bại.

AOP không chỉ là kế hoạch kinh doanh

Annual Operating Plan (AOP) – xây dựng kế hoạch vận hành kinh doanh hằng năm không còn là “câu chuyện mới” với doanh nghiệp Việt Nam. Hầu hết doanh nghiệp có quy mô doanh số từ 500 tỷ đồng trở lên đều triển khai xây dựng AOP vào quý IV hằng năm. Thế nhưng, theo khảo sát của chúng tôi với 100 doanh nghiệp, thì có đến 73% doanh nghiệp đã thất bại khi triển khai AOP. Nói cách khác, chỉ có 27% doanh nghiệp thành công khi triển khai AOP. Phải chăng, AOP đã quá cũ và không còn ý nghĩa với tình hình kinh doanh đầy biến động hiện nay?

Theo kết quả phân tích của chúng tôi với từng trường hợp thất bại, nguyên nhân chính là do doanh nghiệp đã xây dựng AOP không đúng phương pháp. AOP là chuyện “không của riêng ai”. Trên thực tế, không ít doanh nghiệp đã hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về AOP nên đã lầm tưởng AOP chỉ liên quan đến ban giám đốc và phòng kinh doanh. Trong khi, xây dựng AOP là xây dựng kế hoạch vận hành tổng thể cho năm kinh doanh kế tiếp, gồm kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, kế hoạch nhân sự, kế hoạch tài chính, kế hoạch ngân sách… Do vậy, AOP phải được thống nhất từ trên xuống dưới và phải được triển khai đồng bộ. Mặt khác, AOP chỉ khả thi khi được xây dựng dựa trên thực lực của mỗi doanh nghiệp.

Không ai hiểu doanh nghiệp bằng chính doanh nghiệp. Không ai nắm rõ nguồn lực của doanh nghiệp bằng chính người chủ doanh nghiệp. Việc phân tích kết quả kinh doanh của năm trước bắt buộc phải có sự tham gia của quản lý cấp trung. Từ những “con số biết nói” do bộ phận tài chính – kế toán rà soát, phân tích, bức tranh đa chiều, chính xác về sức khỏe hiện tại của doanh nghiệp sẽ lần lượt hiện ra cùng với những mục tiêu, chiến lược, kế hoạch hành động cụ thể cho năm kinh doanh kế tiếp.

Có thể nói, cái hay nhất của AOP là sự liên kết các mục tiêu nhỏ để hoàn thành mục tiêu lớn. Mục tiêu càng cụ thể và rõ ràng, kế hoạch thực hiện càng chi tiết và khả thi thì việc triển khai AOP càng thuận lợi và hiệu quả. Thực tế đã chứng minh, bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển đều phải có chiến lược kinh doanh dài hạn và ngắn hạn (hằng năm). AOP được xây dựng đúng phương pháp không chỉ giúp doanh nghiệp xác định rõ mục tiêu cần ưu tiên, nhận diện rõ khách hàng mục tiêu, lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp… mà còn cải thiện tinh thần phối hợp, gắn kết giữa các nhân viên, phòng ban.

Chuyển đổi số với AOP 2023

Theo mô hình tạo sức mạnh tăng trưởng BrainBOS, bên cạnh việc lập kế hoạch kinh doanh, kế hoạch marketing, kế hoạch tài chính, kế hoạch nhân sự, kế hoạch ngân sách… khi xây dựng AOP 2023, các doanh nghiệp nên bổ sung thêm kế hoạch nguồn tăng trưởng. Cụ thể, để đạt được mục tiêu tăng trưởng cho năm kinh doanh kế tiếp, doanh nghiệp cần xác định rõ nguồn tăng sẽ đến từ đâu (tăng kênh, tăng sản phẩm, tăng khách hàng, tâng giá trị, tăng giá). Việc xác định nguồn tăng dựa trên nguồn lực thực tế sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hành động cụ thể và khả thi.

Thế giới thay đổi, thị trường thay đổi, khách hàng thay đổi, đối thủ cạnh tranh thay đổi… buộc doanh nghiệp cũng phải thay đổi, nếu không muốn đi thụt lùi. Và trong bối cảnh “vạn vật thay đổi” ấy, chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu. Để không bị bỏ lại phía sau, BrainBOS cũng khuyến cáo các doanh nghiệp từng bước chuyển đổi số và nên bắt đầu với AOP.

Một trong những nguyên nhân cơ bản khiến doanh nghiệp thất bại khi triển khai AOP là thiếu hệ thống kiểm soát AOP, thiếu nhân sự kiểm soát AOP. Việc ứng dụng phần mềm quản trị BrainAOP sẽ hỗ trợ doanh nghiệp giải quyết điểm yếu này.

Việc lựa chọn chiến lược kinh doanh phù hợp luôn phụ thuộc vào tầm nhìn bản lĩnh và sự nhạy bén của mỗi doanh nhân. Chuyển đổi số không đồng nghĩa với việc phải tốn nhiều tiền để mua phần mềm. Chuyển đổi số càng không phải là “phần mềm hóa” tất cả hoạt động hay hệ thống vận hành doanh nghiệp. Mô hình BrainBOS chỉ ra rằng, chuyển đổi số đúng nghĩa phải bắt đầu từ chuyển đổi tư duy của ban lãnh đạo và cả đội ngũ. Kế đến là thực hiện đầy đủ 5 bước sau: xác định vấn đề (xác định vấn đề cần cải tiến) đánh giá sẵn sàng (đánh giá mức độ sẵn sàng dựa trên con người và dữ liệu), rà soát quy trình (chuẩn hóa quy trình), xác định giải pháp (xây dựng hệ thống, sử dụng phần mềm), tăng cường cam kết (thực thi văn hóa tôn trọng và sự cam kết). Như vậy, phần mềm chỉ là công cụ của chuyển đổi số và chỉ có ý giải pháp ở bước thứ 4 của quy trình chuyển đổi số mà thôi.

Không có khách hàng trung thành đồng nghĩa với việc doanh nghiệp phải lập AOP đúng phương pháp và triển khai đồng bộ. Nếu cứ chần chừ mà không hành động quyết liệt thì chẳng khác gì tự nguyện nhường sân chơi cho đối thủ.

(*) Nguyễn Thị Kim Dung –  Phó tổng giám đốc BrainGroup

Nguồn: doanhnhansaigon.vn