BrainMark > LẬP THÂN – LẬP NGHIỆP LÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CHÍNH MÌNH

LẬP THÂN – LẬP NGHIỆP LÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CHÍNH MÌNH

LẬP THÂN – LẬP NGHIỆP LÀ XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CHO CHÍNH MÌNH

[DoanhnhanSaiGon Online] Buổi nói chuyện dài hơn 120 phút của doanh nhân David Tân Nguyễn, phần 3 của dự án “Câu lạc bộ Sách Sống Sài Gòn” dành cho hơn 500 bạn sinh viên tại trường Đại học Mở TP.HCM, không chỉ mang lại những kiến thúc hữu ích từ sách vở lẫn thực tế, mà còn cần được xem như là một cẩm nang lập thân – lập nghiệp đầu đời cần thiết cho bất kỳ bạn sinh viên nào.

Vì sao một nhân sự có năng lực chuyên môn tốt nhưng khi phát triển lên vị trí quản lý thường không thể phối hợp với đội nhóm?  Đây là một trong rất nhiều vấn đề mà các doanh nghiệp đã trực tiếp chia sẻ trong chương trình Giao lưu cùng chuyên gia BrainBOS do BrainMark phối hợp với Doanh Nhân Sài Gòn tổ chức vào ngày 27/3 tại TP.HCM. Tại buổi giao lưu, ThS. David Tân Nguyễn – Chủ tịch BrainGroup, Giám đốc chiến lược BrainMark, TS. Hồ Hán Dân – CEO Công ty Quốc Dĩnh Cosmetics và ThS. Nguyễn Hữu Tuấn Anh – Tổng giám đốc Công ty BrainValue đã đưa ra lời khuyên, cũng như giải pháp xử lý các tình huống khó trong quá trình điều hành doanh nghiệp.

Lập thân - lập nghiệp là xây dựng thương hiệu cho chính mình

Ông David Tân Nguyễn, hiện là chủ tịch BrainGroup – Giám đốc chiến lược BrainMark – công ty chuyên về tư vấn quản trị nhân sự, phát triển kinh doanh và marketing, đã tham gia hơn 500 dự án tư vấn và phát triển kinh doanh cho hàng trăm doanh nghiệp hàng đầu Việt Nam, tập đoàn đa quốc gia. Ông cũng đứng lớp, giảng dạy cho hơn 60.000 học viên, hầu hết là các chủ doanh nghiệp, quản lý và điều hành cấp cao của doanh nghiệp trong và ngoài nước trong suốt gần 20 năm qua. 

Muốn lập nghiệp, hãy dấn thân 

Mở đầu buổi nói chuyện, ông Tân nói trong suốt 20 năm qua, sở dĩ mình bền bỉ thực hiện những công việc vốn là đam mê nằm ở hai từ “dấn thân”. Theo ông Tân, để có được tinh thần “dấn thân’ này, ngoài ý chí nghị lực ra, còn phải có lối tư duy đúng người – đúng việc ngay từ đầu – đó chính là điều một sinh viên chuyên ngành marketing như ông lúc ấy luôn trăn trở: vấn đề xây dưng thương hiệu.

Nhờ thái độ chủ động và tinh thần ham học hỏi để giải tỏa niềm trăn trở ấy bằng cách đào sâu nghiên cứu những khía cạnh cụ thể nhất của chuyên ngành marketing mà ông đang học, ông đã được các thầy cô chú ý và từ đó tạo điều kiện để ông tham gia vào 3 dự án mà họ đang làm cho doanh nghiệp. 

Quả ngọt đầu đời đã đến với ông. Sau sáu tháng làm việc cho dự án tìm giảm pháp đưa thương hiệu dệt may của một công ty Việt ra thị trường. Đây là dự án của một giảng viên đang làm cho công ty dệt Thái Tuấn, và ông đã may mắn được công ty nhận vào vị trí giám đốc marketing trẻ nhất thời điểm đó.

Việc gắn mác thương hiệu Thái Tuấn lên sản phẩm giúp giá bán cao hơn (do Thái Tuấn trước đó vẫn bán vải, sản xuất bằng công nghệ Nhật Bản ra thị trường mà không gắn mắc, khiến khách hàng cứ nghĩ đây là vải nhập khẩu từ Hàn Quốc). 

Qua câu chuyện trên, ông Tân đúc kết: “Bài học rút ra ở đây là bất kỳ sản phẩm nào cũng phải chú ý xây dựng thương hiệu sớm nhất có thể, vì thương hiệu sẽ mang lại giá trị gia tăng, đồng thời định vị giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng”.

sachsongsaigon5-1618309496-7249-16183100

Ông David Tân Nguyễn kể lại câu chuyện lập thân và lập nghiệp của mình trong buổi trao đổi với sinh viên trường Đại học Mở TP.HCM.

Thời gian làm việc trong công ty dệt Thái Tuấn cũng giúp ông Tân rút ra được nhiều bài học, từ đó ông khuyên các bạn sinh viên là nên quan tâm rèn luyện cả kỹ năng cả cứng – những công việc thậm chí rất sơ đẳng trong công ty như việc xem xét và xử lý máy in hay máy photocopy khi máy gặp trục trặc, lẫn kỹ năng mềm – làm sao sống chan hòa với đồng nghiệp – vì “khi đi học các bạn chỉ làm việc với con số và con chữ, nhưng khi ra trường thì phải làm việc với con người”.

Ông Tân cũng khuyên các bạn trẻ trong những ngày đầu tiên đi làm nên mời mỗi người trong bộ phận mình một ly nước các loại tùy theo sở thích từng người, vì “món quà là đầu câu chuyện”, giúp gắn kết đồng nghiệp ngay từ đầu.

“Ngày đầu tiên bạn về làm cho một công ty, nếu họ chỉ chào đón bằng chương trình đào tạo hội nhập mà không truyền thông về văn hóa doanh nghiệp (VHDN) thì đó sẽ là tín hiệu không ổn, vì VHDN chính là yếu tố cốt lõi giúp công ty lớn lên, vững mạnh và trường tồn. VHDN, ngoài những câu từ hay biểu ngữ do lãnh đạo công ty biên soạn, nằm trên những vị trí trang trọng ở công ty, còn phải được lưu truyền và khuếch trương trong lối tư duy và hành xử của từng nhân viên”, ông Tân nhấn mạnh.

Ngoài ra, “Khi khó khăn ập tới, yếu tố giúp giảm sốc chính là VHDN. Hơn nữa, VHDN cũng chính giá trị cốt lõi của việc làm thương hiệu cho DN.”

sachsongsaigon2-1618309746-5672-16183100

Ông David Tân Nguyễn nói chuyện với các bạn sinh viên bên lề buổi nói chuyện. 

Làm thuê hay làm chủ?  

Để trả lời cho mối quan tâm của nhiều bạn sinh viên trong bối cảnh công cuộc khởi nghiệp đang rất thời sự ở Việt Nam, ông Tân cho rằng mỗi sự lựa chọn đều có các khía cạnh hay, vì đều mang lại những bài học thực tiễn; Đi làm thuê cho người khác là dùng tiền của người khác để chính mình trải nghiệm, nếu thất bại sẽ là thất bại chung giữa mình với sếp. 

Có bạn sinh viên hỏi mình có mong muốn được làm chủ, ông Tân nhấn mạnh: “không có ai thật sự làm chủ, mà thực tế là nhân viên làm thuê cho sếp và sếp làm thuê cho khách hàng. Cha mẹ có ơn sinh thành còn khách hàng có công nuôi dưỡng doanh nghiệp”. 

Do đó, ông đưa ra lời khuyên: “Nếu thực sự muốn khởi nghiệp, hãy bắt đầu từ một công ty nhỏ, với những chiến lược làm thương hiệu không tốn kém bằng cách nghĩ ra những cái khác biệt với những sản phẩm hay dịch vụ đang có trên thị trường như slogan, thiết kế nhãn mác, kiểu dáng”.

“Tuy nhiên, việc tỷ lệ kinh doanh khởi nghiệp ở Việt Nam hiện nay thất bại hơn 90%, nên cái cần làm là bạn cần tự vẽ ra chân dung khách hàng, định vị câu chuyện thương hiệu (brand story) – sự khác biệt với các sản phẩm khác, rồi đến việc xác định vị trí của thương hiệu, phân khúc bán hàng và đối tượng khách hàng của mình so với đối thủ cạnh tranh,” ông nói thêm.

Bước tiếp theo là xác đinh bạn đồng hành: mình sẽ làm với ai (vì thường mỗi người chỉ giỏi một lĩnh vực cụ thể, như quản trị, marketing hay làm kỹ thuật), những người này có cùng sở thích đối với sản phẩm hay dịch vụ này không, rồi xác định hệ tư tưởng và lối tư duy, các công việc cần làm (có ưu tiên thứ tự trước sau) và các công tác quản trị công ty.

sachsongsaigon4-1618309626-1451-16183100

Bà Lê Thị Thanh Lâm trao đổi với các bạn sinh viên trường Đại học Mở TP.HCM về dự án “Sách sống Sài Gòn”.

Để chắc chắn, theo ông Tân, các bạn trẻ khởi nghiệp nên tìm cho mình một người Mentor (người thầy tư vấn và hướng dẫn chỉ vẽ đường đi nước bước), thậm chí là 2 hay 3 mentor khác nhau, để lắng nghe những quan điểm khác nhau cùng một sự việc, từ đó tìm ra giải pháp cho chính mình.

Trong suốt talkshow, ông Tân không quên nhắc đến bà Lê Thị Thanh Lâm – Nguyên Phó Tổng Giám đốc của công ty Sài Gòn Food, cũng là người “mai mối” cho ông để được cùng sinh viên trò chuyện và trao đổi. Bà cũng là một Mentor chuyên nghiệp, rất có duyên trong việc gắn kết Mentor và Mentee (người nhận tư vấn) để người có kinh nghiệm đi trước trao truyền các giá trị cho các thế hệ doanh nhân đi sau.

Link bài viết: https://doanhnhansaigon.vn/doanh-nhan/lap-than-lap-nghiep-la-xay-dung-thuong-hieu-cho-chinh-minh-1104209.html

Theo Ngọc Thoại – Doanh nhân Sài Gòn Online

Liên hệ